RDS – TIÊU CHUẨN LÔNG VŨ CÓ TRÁCH NHIỆM

Tiêu chuẩn Lông vũ trách nhiệm xã hội (RDS – Responsible Down Standard) là tiêu chuẩn toàn cầu tự nguyện, độc lập, bảo vệ quyền lợi của động vật trong quá trình lấy lông vũ và giúp truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng và xác nhận nguồn gốc lông vũ.


Tiêu chuẩn Lông vũ trách nhiệm xã hội RDS là gì?

Tiêu chuẩn Lông vũ trách nhiệm xã hội (RDS – Responsible Down Standard) là tiêu chuẩn toàn cầu tự nguyện, độc lập, có nghĩa là các công ty có thể chọn chứng nhận sản phẩm của mình cho RDS, ngay cả khi không có luật pháp không yêu cầu ràng buộc. RDS được phát triển và sửa đổi trong ba năm, với thông tin đầu vào từ các nhóm phúc lợi động vật, các chuyên gia trong ngành, các thương hiệu và các nhà bán lẻ. Tiêu chuẩn này công nhận và biểu dương những tổ chức thực hiện phúc lợi động vật tốt nhất. Tiêu chuẩn này không chỉ bảo vệ quyền lợi của ngỗng và vịt trong quá trình lấy lông vũ mà còn giúp truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng và xác nhận nguồn gốc lông vũ.

Mục đích của tiêu chuẩn RDS:

Tiêu chuẩn Lông vũ trách nhiệm xã hội nhằm mục đích đảm bảo động vật để lấy lông vũ không bị đe dọa không cần thiết. Nhà ban hành tiêu chuẩn hy vọng rằng tiêu chuẩn này có thể ảnh hưởng tích cực đến ngành chăn nuôi và công nghiệp lông vũ, khuyến khích đối xử nhân đạo với vịt và ngỗng. Tiêu chuẩn này cũng cung cấp cho các công ty và người tiêu dùng một công cụ để biết những gì có trong sản phẩm và để đưa ra các tuyên bố chính xác.

Lông vũ trách nhiệm xã hội có nghĩa là gì?

Mục đích và tinh thần của tiêu chuẩn được phản ánh tốt nhất bởi một trong các định nghĩa của Oxford Dictionary về trách nhiệm: “chịu trách nhiệm đạo đức về hành vi của mình.” Không chỉ nông dân, mà các thương hiệu và các thành viên chuỗi cung ứng cần phải đáp ứng các yêu cầu bắt buộc, tuân thủ Năm quyền tự do của động vật cung cấp lông vũ, và để đáp ứng sự tin tưởng của người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm RDS.

6 phần chính của tiêu chuẩn RDS:

  1. Từ giai đoạn ấp trứng đến giết mổ, tôn trọng toàn diện phúc lợi động vật – cho ăn, đối xử, điều trị y tế thích hợp và cần được ở một môi trường an toàn.
  2. Mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng lông vũ được kiểm tra bởi cơ quan chứng nhận là bên thứ ba – bất kể tổ chức nằm trong chuỗi cung ứng hay không, cần phải cung cấp hồ sơ thu mua thích hợp từ nhà cung cấp được chứng nhận RDS.
  3. Lông vũ RDS được xác định để không nhầm lẫn với lông không được chứng nhận RDS.
  4. Chỉ những sản phẩm lông vũ được chứng nhận 100% mới được dán nhãn logo RDS.
  5. Nghiêm cấm lấy lông vũ từ động vật đang sống.
  6. Nghiêm cấm ép các loài động vật ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *